Bảo trì các thiết bị về hệ thống PCCC mà bạn nên biết.

Trong thời gian qua liên tục xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Sau khi các vụ việc đó xảy ra có một sự thật đáng báo động là toàn bộ hệ thống PCCC chưa đạt tiêu chuẩn và không được bảo dưỡng theo định kỳ dẫn tới thiết bị hư hỏng không hoạt động.



I Nguyên nhân gây lên các cụ cháy thường gặp tại các chung cư hiện nay.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng cháy chung cư như hiện nay " lỗi không nhỏ chính là do việc chủ quan, không bảo chì, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy.


Thủ tục bảo chì bảo dưỡng cho hệ thống báo cháy là vấn đề cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Thủ tục này không chỉ thực hiện với mục đích đảm bảo khả năng hoạt động chính xác của hệ thống PCCC mà sâu hơn là bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm phải đối mặt khi có hỏa hoạn tại các chung cư.

II Các thiết bị cần bảo chì trong hệ thống phòng cháy chữa cháy.



Trong một hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn thiện được cấu thành từ rất nhiều các thiết bị khác nhau bao gồm tủ trung tâm, đầu báo cháy, nút bấm báo cháy, đèn exit, đèn sự cố, chuông, còi báo cháy, hệ thống đường ống, van, hệ thống bơm PCC,...

1. Bảo trì đầu báo cháy.

  • Kiểm tra bộ phận dây nguồn, dây tín hiệu.
  • Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi
  • Đo các thông số kỹ thuật, test khói.
  • Vệ sinh toàn bộ đầu báo, kiểm tra lại khả năng hoạt động, đầu dò tín hiệu.
2. Bảo chì tủ trung tâm 

  • Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật đo mạch.
  • Kiểm tra bộ phận nguồn.
  • Nếu cần, lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình hoạt động của tủ trung tâm.
  • Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi
  • Kiểm tra toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã khiểm tra và bảo dưỡng.

3. Bảo chì đèn báo cháy, còi báo cháy, đèn Exit, đèn sự cố 

  • Kiểm tra các bộ phận cung cấp tín hiệu.
  • Kiểm tra bộ phận nguồn.
  • Kiểm tra dây tín hiệu.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị.
  • Lau chùi bụi bẩn, các đầu nối tiếp xúc.

4. Bảo chì nút ấn báo cháy.


  • Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
  • Kiểm tra bộ phận nguồn.
  • Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.
  • Kiểm tra khả năng hoạt động của nút ấn báo cháy.
5. Bảo chì bình chứa cháy.

TCVN 7435- 2: 2004: Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy- Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng quy định:
Tất cả các bình chữa cháy (trừ loại được lưu ý ở phụ lục C) phải được:
  • Bảo dưỡng không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần.
  • Thử thủy lực đúng kỳ.
  • Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bảo dưỡng phải được tiến hành phù hợp với quy trình sau:
  • Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã được sử dụng chưa;
  • Sau khi bảo dưỡng, thay thế cơ cấu an toàn và lắp niêm phong mới;
  • Gắn biển vào bình hoặc ghi nhãn tấm biển gắn vào bình để chỉ ra rằng đã tiến hành bảo dưỡng theo quy định.
Tham khảo bài viết “Bình chữa cháy” để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề bảo trì, bảo dưỡng bình chữa cháy.

6. Bảo trì trụ nước ngoài trời 


  • Kiểm tra bằng mắt và sử dụng dụng cụ kiểm tra tất cả các trụ nước.
  • Xả thử nước không áp.
  • Loại bỏ nước trong ống.
  • Bơm lại nước mới.
7. Bảo trì hệ thống van và đường ống chữa cháy.
  • Ban nên xem xét đường ống cứu hỏa chính lên các tầng lầu có bị rò rỉ không, van khóa đường ống và đồng hồ đo áp lực nước đã chính xác chưa.
  • Hệ thống các vòi phun chất chữa cháy ở các tầng lầu cũng cần được kiểm tra kĩ càng.
  • Trong trường hợp đường ống bị rỉ sét phải sơn lại, đường ống bị rò rỉ phải được thay thế, đường ống ty treo bị rơi phải thi công lại.
8. Bảo trì hệ thống bơm chứa cháy.



Khi kiểm tra bạn nên cần lưu ý
  • Kiểm tra đèn pha để kiểm tra xem nguồn 3 pha vào có đủ không.
  • Kiểm tra đèn báo quá tải để kiểm tra xem có máy bơm nào bị quá nhiệt hay qua tải không.
  • Xem các giá trị điện áp nguồn vào có đủ không từ đồng hồ ampe và volt.
  • Kiểm tra các CB xem có sự cố bất thường không. CB (cả CB tổng và CB điều khiển) đề luôn phải ở trạng thái ON.
  • Kiểm tra các tiếp điểm có đóng ngắt đúng hay không.
  • Đo lại giá trị điện áp vào AC và nguồn ra DC của bình.
Kiểm tra máy bơm phòng cháy chữa cháy gồm các nhiệm vụ:
  • Phân loại các máy bơm thuộc loại máy bơm nào (máy bơm bù áp, máy bơm dầu diesel, máy bơm điện,…).
  • Kiểm tra máy bơm PCCC ở trạng thái nào, có bị quá nhiệt không, tốc độ qua bình thường hay nhanh/ chậm.
  • Máy bơm PCCC có tiếng kêu lạ hay bị rò rỉ điện hay không.
  • Máy bơm PCCC có bị rò rỉ dầu nhớt không.
8. Chi phí bảo chì hệ thống bao nhiêu tiền?

Công ty cổ phần phát triển công nghệ ngày đêm luôn làm việc đúng nguyên tắc chuyên nghiệp mang lại nhiều nhất lợi ích cho khách hàng.
Sau khi khảo sát tình trạng để đánh giá các thiết bị hệ thống PCCC có mức độ hư hỏng để tính toán các chi phí thay thế và nhân công được chính xác và hợp lý nhất. Chúng tôi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.

9. Bảo trì theo quy đinh nhà nước.

Theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001 có quy định rất rõ ràng một năm cần bảo trì hệ thống PCCC 1 năm là 1 lần và bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/ lần của nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, 6 tháng/1 lần do đơn vị có nghiệp vụ & năng lực thực hiện bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  •  Bảo trì bảo dưỡng – Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ điều khiển
  • Bảo trì – bảo dưỡng – kiểm tra các máy bơm cứu hỏa chữa cháy
  •  Bảo dưỡng – Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng
  •  Bảo dưỡng bảo trì và kiểm tra tủ báo cháy trung tâm
  •  Bảo dưỡng – Kiểm tra các thiết bị báo cháy
Đây là thông tin của tất cả về bảo trì thiết bị PCCC mà bạn nên biết. Nếu bạn có yêu cầu mua hãy đến CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGÀY ĐÊM đảm bảo chất lượng || giá cả thấp nhất trên thị trường.

Share this:

Không có nhận xét nào